Breaking News
Loading...
Saturday, November 22, 2014

Kỹ thuật trồng và chăm sóc chanh leo

12:26 AM


CHANH LEO

Kỹ thuật trồng và chăm sóc chanh leo
1. Nhân giống chanh leo:
Hiện nay ở Lâm Đồng chủ yếu sử dụng giống chanh leo quả tím (Đài nông F1), có khả năng tự thụ phấn cao, ít biến dị, có thể nhân giống được bằng hạt. Người ta dùng giống quả tím ghép lên gốc ghép là giống quả vàng để cây tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, tuyến trùng và tăng khả năng sinh trưởng phát triển của cây.
2. Chuẩn bị đất và trồng cây:
Cây Chanh leo thích hợp với các loại đất thoáng xốp, giàu chất hữu cơ như: Đất thịt nhẹ, đất đỏ Bazan …
- Dọn sạch cỏ dại, cào san đất trồng cho bằng phẳng.
- Nếu trồng trên các địa hình đất dốc thì nên làm các rãnh thoát nước tránh hiện tượng rửa trôi, xói mòn.
- Đào hố với kích thước 60 x 60 x 60cm, bỏ lớp đất mặt sang 1 bên, trộn đều tầng lớp mặt với 0,5 kg vôi + 10-15kg phân chuồng hoai mục + 0,5 kg lân cho xuống đáy hố. Dùng dao hoặc kéo cắt vỏ bầu nilong, đặt cây con xuống chính giữa hố, lấp đất xung quanh gốc cây. Trồng xong cần tưới nước ngay để giữ ẩm cho cây.
3. Mật độ khoảng cách trồng:
Tùy theo điều kiện đất đai khác nhau và khả năng thâm canh, có thể trồng với các mật độ: 5x5m, 5x4m, 4x4m
4. Làm giàn:
Do là loài cây dây leo nên cần phải làm giàn. Có thể làm giàn theo kiểu giàn mướp hoặc kiểu hình chữ T. Nên làm giàn kiểu chữ T chanh leo phát triển tốt hơn do được tiếp xúc với nhiếu ánh sáng, hạn chế được nấm bệnh. Nên làm giàn cao khoảng 1,8-2m với các trụ tre, gỗ hoặc bê tông, bên trên căng dây thép với khoảng cách các ô vuông là 40 x 40cm cho cây leo lên.
5. Quy trình bón phân
Bón thúc: Khi cây con được 2 tháng tuổi bón từ 0,1 – 0,2 kg phân NPK 15-9-13 và TE Đầu trâu chuyên dùng cho chanh leo, 1 tháng bón 2 lần.
Cây từ 2 - 6 tháng tuổi: Bón từ 0,2 – 0,3 phân kg NPK 15-9-13 và TE Đầu trâu chuyên dùng cho chanh leo, 1 tháng bón 2 lần.
6. Phòng trừ sâu bệnh
Bệnh hại: Chanh leo thường gặp một số bệnh như bệnh đốm nâu, bệnh sần sùi, bệnh phấn trắng…
Phòng trừ bằng cách: phun thuốc Daconil,  Derosal, thuốc Tilt hoặc Ridomil Gold... Đối với bệnh sần sùi và bệnh phấn trắng có thể sử dụng các loại thuốc Viaphos 80BTN, thuốc carbenzim 50HP hoặc Vicuron 250SC,
Sâu hại: Đối với các loại ruồi đục trái như Dacus dorsalis, Dacus cucurbitae. Phun thuốc diệt ruồi SOFRI protein, phun dưới tán mỗi cây cách mặt đất 1 khoảng 0,8 – 1,0m.
Có thể sử dụng bẫy dẫn dụ Methyl Eugenol (Vidubon…) hoặc tự làm bẫy bằng dấm pha đường và ít thuốc trừ sâu, đặt rải rác khoảng cách 5-10 m một bẫy.
- Nhện đỏ, rệp: Sử dụng các loại thuốc Nissoran, commite, thuốc Bifentox 30ND, Vibamec 1.8EC hoặc Vineem 1500EC, supracide 40EC để phun trừ.
- Bọ trĩ (Thips) và rầy các loại: Phun phòng trừ bằng các loại thuốc Vertimec, Tập kỳ, thuốc Mospilan, Vineem1500EC hoặc Confidor....
Khi phun thuốc trừ sau chú ý tránh thời gian cây nở hoa vào sáng sớm, sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn của hoa.

BÁN CÂY CAM CHANH CHẤT LƯỢNG TỐT, QUÝ KHÁCH XIN LIÊN HỆ:

SIÊU THỊ NHÀ NÔNG

ĐT: 0903220995

0 comments:

Post a Comment

 
Toggle Footer