Breaking News
Loading...
Wednesday, November 19, 2014

CÂY BƯỞI DA XANH

5:56 AM


CÂY BƯỞI DA XANH

ĐẶC TÍNH CỦA CÂY BƯỞI DA XANH
 Cây Bưởi Da xanh là một loại cây trồng dễ ăn nhưng khó trồng ,dù có được chăm sóc nhiều vẫn không phải phát triển tốt. Khi trồng cây nên tránh đất sét nặng, đất nhiễm phèn mặn, đất bạc màu, đất cát rời rạc, đất thấp ngập úng, đất cao “hóc” nước, đất mới lên bờ, đất có cỏ tranh và cỏ song chằn bao phủ. Nhìn chung nếu đất không thuận lợi thì không nên trồng Cây Bưởi Da xanh, Đất ít cát pha sét, pha thịt; đất bờ dừa lâu năm; đất có Trùn cư trú tức là có cả vi sinh vật tồn tại. Đất có cỏ hôi, cỏ lồng vực, cỏ đuôi chồn, rau trai mọc lấp sấp thì rất dễ trồng bưởi.
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY BƯỞI DA XANH:
Yêu cầu sinh thái đối với cây bưởi da xanh
   1. Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất để cây bưởi sinh trưởng và phát triển tốt  từ 23-29oC.
   2. Ánh sáng: Cường độ ánh sáng thích hợp nhất là tương đương nắng sáng lúc 9 giờ.
   3. Nước: Đối với cây bưởi da xanh cần nhiều nước, nhất là trong thời kỳ ra hoa và kết quả nhưng không để ngập úng. Trong mùa nắng và những ngày khô hạn và trong mùa mưa, cần phải tưới nước để duy trì sự phát triển nhanh của cây. Độ mặn của nước tưới không quá 0,2% (2g/lít nước).
  4. Đất trồng: Đất trồng phải có tầng canh tác dầy ít nhất 0,6 m, thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình. Đất phải tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, nồng độ pH nước từ 5,5-7, có hàm lượng hữu cơ cao >3%, mực thủy cấp thấp dưới 0,8 m.
Thời vụ trồng Cây Bưởi Da xanh trồng được quanh năm nhưng nên trồng vào đầu mùa mưa để tiết kiệm công tưới, thời điểm thích hợp nhất là vào tháng 5–6 dương lịch hàng năm. Cũng có thể trồng cây vào cuối mùa mưa nếu có đủ điều kiện tưới trong những ngày nắng.
Chuẩn bị đất trồng và trồng cây: Đất làm mô thường được dùng là đất mặt ruộng hoặc đất bãi bồi ven sông phơi khô. Mặt mô nên cao khoảng 40-60cm, đường kính từ 80-100cm. Đắp mô trước khi trồng từ 2-4 tuần, trộn đều đất đắp mô với 10 kg phân hữu cơ hoai mục với 200g vôi. Khi trồng, đào lỗ ở giữa mô, đào theo hình vuông, kích thước từ 60 x 60cm sau đó bón vào đáy lỗ 200g phân DAP (18%N-46%P205), phủ lên trên một lớp đất mỏng. Dùng dao cắt đáy bầu và đặt cây xuống giữa hố, làm thế nào để mặt bầu nhô cao khoảng 3cm so với mặt mô, sau đó lấp đất xung quanh bầu cây ém nhẹ, kéo bao nylon lên và lấp đất lại ngang với mặt bầu rồi tưới nước. Khi đặt cây phải xoay mắt ghép hướng theo chiều gió để tránh cây bị tách chồi. Sau khi trồng xong cần cắm cọc giữ chặt cây con. Đối với cây bưởi chiết nên đặt cây nằm nghiêng một góc khoảng 45o để cây dễ phát triển cành và tán về sau.
Kỹ thuật bón phân 
Đối với cây mới trồng, bón lót 10kg phân chuồng, 0,5kg phân lân và 0,2kg vôi. Lượng phân bón nên tuỳ thuộc vào tình trạng sinh trưởng của cây: 
- Cây bưởi 1 - 3 năm tuổi, bón 1 - 3kg NPK (16-16- 8), 0,5 - 1kg super lân. 
- Cây bưởi 4 -6 năm tuổi, bón 4 -7kg NPK (16 - 16 -8), 0,5 - 1kg super lân.
- Cây bưởi 7 -9 năm tuổi, bón 8 -15kg NPK (16 -16 -8), 0,5 - 1kg super lân. 
Cách bón phân như sau: 
- Cây bưởi da xanh từ 1-3 tuổi: phân bón nên pha vào nước và tưới định kỳ 1 - 2 lần/tháng. 
- Đối với cây từ năm thứ 3 trở đi, bón 4 lần/năm, bón theo tán cây với lượng phân bón cho mỗi gốc là : lần 1, sau khi thu hoạch xong, bón 10kg phân chuồng kèm 1/3 lượng phân NPK. Lần 2, trước khi ra hoa 1 tháng, nên bón 1/3 lượng phân NPK. Lần 3, sau khi đậu quả 1 tháng, bón 1/3 lượng phân NPK. Lần 4, trước khi thu hoạch từ 1 - 2 tháng, bón 1 - 2kg Kali. 
Chăm sóc 
Nên làm sạch cỏ và thăm vườn thường xuyên, tỉa bỏ các cành vượt, cành bị sâu bệnh. Tưới dặm nếu nắng gắt, thoát nước nhanh khi bị úng. Tỉa bớt hoa quả nếu chúng ra quá nhiều, làm cho cây kiệt sức. Tăng cường phân bón vào những năm bưởi được mùa. 
Phòng trừ sâu bệnh 
- Bệnh thối gốc, chảy mủ: là bệnh gây chảy mủ trên gốc, thân và cành phần lớn do nấm Phythopthora spp. Đừng để bị úng nước.
- Bệnh loét: Triệu chứng gây hại của bệnh là có vết lõm sâu, lan nhanh do sâu vẽ bùa. Phòng trừ bằng cách vệ sinh vườn, trừ sâu vẽ bùa, khi hoa đậu trái cần phun thuốc với thành phần vôi 1%, làm 3 lần, cách nhau từ 10 - 15 ngày. 
- Sâu vẽ bùa (Phylloenis citrella): Do sâu non đục vào lá gây nên làm xuất hiện những đường ngoằn ngoèo, thường đi chung với bệnh loét. Phòng trừ bằng cách phun thuốc ngay từ khi cây ra lá non. 
- Bọ xít xanh hại quả (phynchocoris humeralis): Bọ xít chích hút nước quả, làm quả bưởi chai sần và rụng. Phòng trừ bằng cách, cấy các ổ kiến vàng vào thân cây, sử dụng thuốcTrebon và Applau - Mip. 
- Sâu đục thân cành: Sâu đục rỗng thân cành gây chảy mủ trên cây, sâu đùn mạt cưa ra ngoài miệng hang. Nên cắt bỏ các cành bị hại nặng trước lúc sâu lột xác thành con trưởng thành, chích thuốc trừ sâu vào lỗ đục (có thể rải ít basudin), dùng móc sắt bắt  sâu.
- Chúng ta có thế kết hợp trồng bưởi da xanh xen với cây ổi để xua đuổi Rầy chổng cánh (một loại côn trùng môi giới truyền bệnh vàng lá greening).

BÁN CÂY BƯỞI DA XANH CHẤT LƯỢNG TỐT, QUÝ KHÁCH XIN LIÊN HỆ:

SIÊU THỊ NHÀ NÔNG

ĐT: 0903220995

ĐC: KHUÔN VIÊN NHÀ KHÁCH A1 - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ BIẾT THÊM VỀ CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 
WEBSITE:NHANONG24H.COM

0 comments:

Post a Comment

 
Toggle Footer